Loạt bài Hướng dẫn tự sửa chữa xe nâng tay sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết những vấn đề thường gặp phải sau khi sử dụng xe nâng tay trong một thời gian dài.
Xe nâng tay là loại xe nâng được các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng nhiều nhất bởi nó có giá thành rẻ nhưng đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trong việc nâng hạ hàng hóa. Phần lớn các loại xe nâng tay trên thị trường hiện nay đều được sản xuất với công nghệ tiên tiến nên độ bền của sản phẩm rất cao., có thể sử dụng trong nhiều năm liền mà không cần sửa chữa.
Tuy nhiên, rất có thể vào một ngày đẹp trời, chiếc xe nâng của bạn sẽ gặp phải trục trặc sau một thời gian dài sử dụng và một trong những vấn đề thường gặp nhất đó là càng xe không thể nâng lên được nữa. Hãy cùng với Vina-Forklift tìm hiểu về vấn đề này và tìm cách khắc phục nó trong phần 1 của loạt bài Hướng dẫn sửa chữa xe nâng tay.
Hướng dẫn khắc phục lỗi càng xe không nâng lên được
Chuẩn bị dụng cụ sửa chữa xe nâng tay
Nếu càng xe nâng tay của bạn không thể nâng lên được thì nhiều khả năng không khí đã tràn về bên trong hệ thống bơm thủy lực. Vấn đề này thường xảy ra do ron cao su, bộ phận có nhiệm vụ bịt kín đầu của van bơm bị thủng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần thay mới ron cao su và đổ đầy dầu là xe sẽ hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nên nhớ rằng mỗi mẫu xe đều có một loại ron khác nhau, vì vậy bạn phải chọn đúng loại ron để không bị sai kích cỡ.
Sau khi tìm ra cách giải quyết, chúng ta hãy cùng bước vào quá trình thực hiện việc khắc phục vấn đề này. Trước tiên, bạn cần phải đầy đủ các dụng cụ bao gồm:
– Búa, cờ lê, kìm, tua vít
– Ron cao su
– Dầu thủy lực
– Bốn đế đỡ
Một khi đã chuẩn bị đầy đủ, hãy tiến hành theo các bước sau để sửa chữa xe nâng tay.
Tiến hành sửa chữa xe nâng tay
– Bước 1: Đặt xe nâng lên trên đế đỡ, nên để đế ở dưới một đầu càng xe. Bạn cũng nên nhờ thêm một người giữ để xe không bị trượt.
Đặt xe lên đế đỡ một cách chắc chắn
– Bước 2: Tiếp theo, chúng ta tìm vị trí của các vít xả dầu, thông thường chúng sẽ nằm bán xe sau, bên phải bơm thủy lực. Sau khi đã xác định được vị trí, hãy dùng cờ lê để tháo các vít này ra. Bạn nên để một thau lớn để chứa dầu, bơm tay cầm lên xuống cho đến khi dầu được xả hết ra bên ngoài rồi sau đó gắn vít trở lại.
Vít xả dầu thường nằm bên phải thân bơm
– Bước 3: Tìm chốt ngang cố định đòn bẩy thấp, thường là ở bên phải bơm thủy lực. Đặt tua vít lên trên một đầu của chốt rồi dùng búa đóng thật mạnh để tháo chốt ra khỏi đòn bẩy.
– Bước 4: Tháo bộ đầu đạn của van bơm trong hệ thống bơm thủy lực bị che bởi đòn bẩy thấp bằng cách dùng kìm vặn đầu van theo chiều ngược kim đồng hồ. Tháo phần ron cao su ra khỏi bơm thủy lực, sau đó lau chùi thật sạch các vết gỉ, vết bẩn của do ron cũ để lại.
– Bước 5: Cho ron mới vào đầu thân bơm, vặn van bơm vào thân bơm. Tiếp đến dùng tua vít gắn chặt bộ đầu đạn van bơm cho đến khi không thể dùng tay tháo ra được.
Ron cao su
– Bước 6: Gắn đòn bẩy vào bên hông thân bơm rồi cố định chốt ngang. Mở vít xả dầu ở đầu thân bơm chỗ xa tay cầm nhất. Đổ đầy dầu thủy lực vào, sau đó gắn chặt các vít xả dầu trở lại thân bơm.
Chỉ với 6 bước trên, bạn đã có thể tự mình sửa chữa xe nâng tay khi gặp vấn đề càng không nâng lên được. Ở bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một vấn đề khác thường gặp ở xe nâng tay, đó là rò rỉ dầu thủy lực.
Thông tin liên hệ:
Mail: namcuong1481@gmail.com
Website: http://www.xenangnamcuong.com/admin/index.php?com=baiviet&act=add&type=dichvu
SĐT: 02837272566 - 0979665537 Mr.Cường
Địa chỉ: 127 Quốc lộ 13 cũ, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
XE NÂNG HÀNG CHẠY BAO NHIÊU DẦU 1 NGÀY?